Tuyệt chiêu quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Bản chất của quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là những quy định, điều lệ mà qua đó công ty được điều hành và kiểm soát theo một quy chuẩn nhất định. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên bộ phận khác nhau trong công ty như: Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan khác của công ty.
Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng lập ra các nguyên tắc, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, giảm thiểu những rủi ro về rò rỉ thông tin, xung đột lợi ích giữa các bên.
Chức năng của quản trị doanh nghiệp
Chức năng kế hoạch và dự báo. Đây là chức năng cơ bản nhất của quá trình quản trị doanh nghiệp. Mục đích của chức năng này là việc dự báo được tình hình của doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu, các nguồn lực cần có, trách nhiệm của các bên liên quan.
Chức năng tổ chức thực hiện. Tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm tổ chức bộ máy và con người từ hình thành cơ cấu tổ chức cho đến phân công nhân lực, phân công công tác, phân bổ nguồn lực theo từng cá nhân, nhóm người, bộ phận chức năng trong một doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp - Yếu tố cốt lõi tạo lên một doanh nghiệp vững mạnh
Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo. Chức năng này dành riêng cho các nhà quản trị về nghệ thuật quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp. Chức năng này bao gồm các hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách hành vi, phong cách làm việc và quản trị nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ của mình.
Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra quyết định điều chỉnh trong quá trình kinh doanh
Đây là một chức năng quan trọng trong việc kiểm tra, theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản lý và thu thập các dữ liệu thông tin cần thiết nhằm nắm bắt tình hình thực tế các công việc so với kế hoạch đã đề ra.
3 Tuyệt chiêu quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Xác định chiến lược cụ thể
Xác định chiến lược là quá trình nhà quản trị lên kế hoạch xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó là vạch ra những hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.
Một chiến lược cụ thể, rõ ràng và khoa học sẽ giống như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Để đảm bảo đạt được mục tiêu chung, tất cả nhân viên và các cấp quản lý cần theo dõi, bám sát chiến lược để thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất.
Phân chia công việc phù hợp với từng bộ phận
Con người luôn là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong mỗi tập thể, tổ chức.
Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ là người giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về cách dùng người, biết trao quyền, giao việc cho đúng người. Chiếc lược đã vạch ra sẽ được thực hiện hiệu quả khi nhà lãnh đạo biết cách phân công và sử dụng nhân sự hợp lý.
Sau khi trao quyền, nhà lãnh đạo cũng cần theo dõi và đánh giá kết quả làm việc, báo cáo của nhân viên để có thể kiểm soát chặt chẽ tiến độ công việc, nắm bắt và kiểm soát các thông tin nội bộ.
Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá, kiểm soát được tình hình tài chính là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thông suốt vì tài chính là “nguồn sống” của mọi doanh nghiệp. Quản lý tài chính hiệu quả còn là tiền đề để đưa ra những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tài chính "nguồn sống" của doanh nghiệp
Để kiểm soát tài chính, doanh nghiệp cần tổng hợp và lưu trữ đầy đủ các dữ liệu về: Tình hình thu chi, tình hình ngân sách, doanh thu, lợi nhuận, công nợ,…
Các hoạt động của doanh nghiệp ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ, việc quản trị doanh nghiệp một cách khoa học là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh & tăng hiệu suất sinh lời.
Bài viết liên quan



